Thi công chống thấm, Thi công chống thấm nhà vệ sinh, Tin mới

Bật mí 3 quy trình chống thấm nhà vệ sinh ẩm ướt bền lâu

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh sẽ an toàn và hiệu quả hơn nếu các bạn lưu ý đến các hạng mục thường xuyên chịu tác động của nước như: tường, mặt sàn và đặc biệt là cổ ống dẫn nước hoặc toilet.

nhà vệ sinh hiện đại sạch sẽ

nhà vệ sinh khô ráo sạch sẽ là điều gia chủ nào cũng mong muốn

 

Không chỉ có những tác động của ngoại cảnh mới gây ra hiện tượng ẩm ướt mà ngay cả trong sinh hoạt bình thường như: tắm rửa, giặt giũ,… cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới công trình của bạn. Nhằm nâng cao hiệu quả xử lý toàn diện, các bạn cần phải cân nhắc kết hợp các khâu chống thấm phù hợp bao gồm: chống thấm tường nhà vệ sinh, chống thấm sàn vệ sinh, chống thấm cổ ống.

Tuy nhiên, tại mỗi một khâu sẽ có 1 phương pháp thi công cụ thể. Vậy quy trình chống thấm nhà vệ sinh đó là gì và các bước thực hiện ra sao sẽ được bật mí ngay sau đây.

  • Chuẩn bị vật liệu chống thấm nhà vệ sinh:

Sử dụng 1 trong số các loại vật liệu chống thấm tường phổ biến như: Revinex Flex U 360, Revinex Flex FP ( định mức 2.5 – 3 kg/m2), 

chống thấm gốc xi măng revinex U 360

chống thấm gốc xi măng Revinex Flex U 360


 
chống thấm gốc xi măng revinex fp

chống thấm gốc xi măng Revinex Flex FP

 
Và các vật tư sau: 
chuẩn bị vật liệu chống thấm nhà vệ sinh

chuẩn bị vật liệu chống thấm nhà vệ sinh

  1. Quy trình chống thấm tường nhà vệ sinh

Bên cạnh các quy trình chống thấm nhà vệ sinh khác như:  sàn, cổ ống thoát nước,… thì tường nhà vệ sinh cũng có thể bị ẩm ướt do một phần bề mặt tường tiếp xúc trực tiếp với nước bắn ra từ vòi sen hoặc vòi chảy. Để hạn chế tình trạng thẩm thấu sang các khu vực lân cận, hiện nay có 6 bước cơ bản nhất của quy trình chống thấm được thực hiện khá phổ biến.

Bước 1: Trong trường hợp sửa lại nhà vệ sinh, các bạn cần đục hết tất cả lớp gạch lát, gạch ốp tường, vữa đến tận nền bê tông cũ. Trường hợp là công trình mới xây dựng, các bạn chuyển sang bước thứ 2.

Bước 2: Trát phẳng tường nhà vệ sinh, lấp kín các khe rỗng, kẻ hỡ, khe nứt có trên tường .Làm sạch bề mặt bê tông, trám láng mịn, tránh tồn dư các loại tạp chất, bụi bẩn, dầu mỡ…

Khuấy đều vật liệu chống thấm Revinex Flex FP bằng máy khuấy tốc độ chậm trong vòng 3-5 phút đến khi dung dịch đồng đều. Để vật liệu nghỉ 3 phút rồi khuấy lại trước khi thi công. Tiến hành quét 2  lớp đều, vuông góc nhau.

Liên hệ ngay 0904 093 533 để được tư vấn vật liệu chống thấm gốc xi măng Revinex Flex FP
Bước 4:
Khi lớp chống thấm thứ nhất còn ướt, tiến hành rải lưới thủy tinh. Chờ lớp chống thấm thứ nhất khô se bề mặt, tiến hành phun hoặc quét lớp thứ hai.

thi công chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

Nhân viên đang thi công lớp chống thấm thứ 2 đè lớp vải gia cường sợi thủy tinh

Bước 5: Chờ lớp chống thấm khô tiến hành vữa dán gạch Davco .Thực hiện ốp lát gạch sau đó chít mạch bằng keo chà ron Davco.

Bước 6: Cuối cùng vệ sinh sạch tường và sàn, miết keo gắn mạch. Sau 4 ngày kiểm tra, nghiệm thu và lắp thiết bị vệ sinh hoàn thiện thi công.

*Lưu ý:

Trong khu vực tiến hành chống thấm tường nhà vệ sinh, nếu có xuất hiện cổ ống thì các bạn cũng cần chống thấm cho cổ ống  đó.

Liên hệ ngay 0904 093 533 để được tư vấn biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

2.Quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh

quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng vật liệu gốc xi măng

quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng vật liệu gốc xi măng

Đối với quy trình chống thấm nhà vệ sinh ở hạng mục mặt sàn được chia ra làm hai loại đó là: chống thấm cho mặt sàn âm và chống thấm mặt sàn dương (cổ ống xuyên sàn nhà vệ sinh). Mặc dù hai loại chống thấm mặt sàn khá giống nhau về mặt vật liệu và kỹ thuật. Tuy nhiên, đối với mặt sàn dương sẽ có độ phức tạp hơn so với sàn âm mà các bạn cần lưu ý đến. Hãy cùng xem quy trình các bước chống thấm này bao gồm các bước gì nhé!

2.1 Quy trình chống thấm nhà vệ sinh sàn dương (đường ống đi xuyên sàn)

Bước 1:  Các bạn cần loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa, các tạp chất tồn dư trên bề mặt,… Tại các hốc bọng cần đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc. Ngoài ra các khe nứt, lỗ hổng lỗ rỗ… sẽ trát láng mịn, là phẳng với vữa sửa chữa có trộn phụ gia kết nối.

Đối với những vết nứt lớn, các bạn có thể sử dụng các loại keo trám Bs 8620 chuyên dụng để xử lý. Đảm bảo cho bề mặt có độ ẩm vừa phải bằng nước sạch trước khi ứng dụng các lớp chống thấm.

Bước 2 Đục quanh cổ ống (ống chờ) rộng từ 5 đến 10 mm tính từ mép cổ ống, sâu 5mm.Trám keo Bs 8620 hoặc cao su trương nở quanh cổ ống

Bước 3: Trám vữa xi măng hoặc vữa không co  Grout 701 trám phẳng xung quanh cổ ống. Phun lớp phủ quanh khu vực ống kỹ thuật bằng Revinex  Flex U 360

Xem ngay: vật liệu chống thấm gốc xi măng Revinex  Flex U 360

Bước 4: Dán lưới gia cường xung quanh cổ ống. Phun lớp phủ tiếp theo lên phần lưới và cổ ống kỹ thuật xuyên sàn

Bước 5: Thực hiện trát bo dốc chân tường bao, sàn bê tông bằng vữa xi măng và cát. Trong trường hợp sàn nào cần lấy cốt gạch thì không cần trát dốc quá mà chỉ cần sàn và tường phẳng để lưới gia cố chân không bị gập, gồ ghề.

Bước 6: Thực hiện pha trộn vật liệu chống thấm từ thành phần nước (Part A) của Revinex Flex U360 hòa từ từ vào thành phần bột (Part B) vào thùng. Sử dụng máy khuấy tốc độ chậm từ 2-4 phút để đảm bảo vật liệu nhuyễn đều. Để vật liệu nghỉ khoảng 3 phút rồi mới đổ vào máy phun. Thực hiện phun đều lên bề mặt sàn bê tông theo định mức thi công chống thấm là 0,75 – 1kg/m2.

Bước 7: Sau khi hoàn thành xong lớp thứ nhất, các bạn thực hiện gia cường cho bề mặt bằng các lớp lưới sao cho vừa góc chân tường, cổ ống kỹ thuật, khe nứt.

Bước 8: Sau thi công xong lớp thứ nhất,  bạn đợi từ 12 – 24h rồi mới tiến hành thi công sang lớp tiếp theo. Tiếp tục sử dụng định mức thi công chống thấm là 0,75 – 1 kg/m2. Sử dụng máy phun, phun trực tiếp hỗn hợp phủ lên bề mặt lớp 1 . Đặc biệt phủ kín lớp lưới góc cạnh chân tường.

thi công chống thấm nhà vệ sinh lớp thứ 2

Bước 9: Sau 24 – 48h, khi hoàn thành lớp chống thấm cuối cùng, các lớp chống thấm đã khô, các bạn test thử trong vòng 24h rồi tiến hành nghiệm Sau khi đã nghiệm thu xong xuôi các bạn tiến hành ốp lát gạch như bình thường.

Liên hệ ngay 0904 093 533 để được tư vấn biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

2.2 Quy trình chống thấm nhà vệ sinh sàn âm (đường ống đi nổi xuyên hộp kỹ thuật)

chống thấm sàn âm nhà vệ sinh

chống thấm sàn âm nhà vệ sinh

         Về cơ bản thì quy trình chống thấm nhà vệ sinh sàn âm khá giống với quy trình chống thấm nhà vệ sinh sàn dương. Tuy chỉ có một điểm khác duy nhất đó là: các bạn phải  cán vữa phủ sau đó chống thấm sàn vệ sinh.

Việc chống thấm nhà vệ sinh sàn âm yêu cầu phải làm rất cẩn thận, có tuân thủ đúng quy trình thì sau này mới không phải sửa chữa phức tạp và tốn kém.

Bước 1: Tương tự quy trình chống thấm nhà vệ sinh cho mặt sàn dương, mặt sàn âm cũng yêu cầu chuẩn bị tốt cho bề mặt thi công, vệ sinh bề mặt cũng như xử lý bề mặt tốt bao gồm: loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt đồng thời tạo ma sát cho bề mặt. (Đối với các vết nứt, khe hở, lỗ rỗ… cần trám phẳng, láng mịn bằng các loại vữa chuyên dụng hoặc bắn keo Bs 8620).

Bước 2: Thực hiện trát bo dốc chân tường bao và sàn bê tông bằng vữa xi măng và cát. Chú ý trát phẳng sàn và tường để lưới gia cố chân không bị gồ ghề.

Bước 3: Trộn vật liệu chống thấm hai thành thành phần từ thành phần nước (Part A) của Revinex Flex U360 hòa từ từ vào thành phần bột (Part B) với tốc độ chậm 400- 600v/p trong khoảng từ 2 – 3  phút cho đến khi có được hỗn hợp đồng nhất.

Bước 4: Tiến hành thi công phun quét lớp vật liệu chống thấm đã hòa trộn bằng chổi quét hoặc máy phun lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường.  Riêng đối với phần chân tường cần quét hoặc phun cao lên đến 50 cm ở định mức 0,75 – 1 kg/m2.

Bước 5: Sau từ 24 – 48 giờ thi công lớp chống thấm cuối cùng, khi các lớp chống thấm đã khô, ta tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h rồi nghiệm thu. Cuối cùng lát ốp gạch như bình thường.

Liên hệ ngay 0904 093 533 để được tư vấn biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

3.Quy trình chống thấm cổ ống nhà vệ sinh

chống thấm cổ ống nhà vệ sinh

Thông thường hạng mục chống thấm cổ ống thường được gắn với chống thấm mặt sàn trong quy trình chống thấm nhà vệ sinh. Cổ ống nhà vệ sinh cơ bản bao gồm cổ ống chậu, cổ ống thoát sàn, cổ ống toilet.   Mặc dù, các bước tiến hành của nó khá đơn giản nhưng các bạn vẫn cần có những lưu ý đặc biệt đến các loại vật liệu cần sử dụng cũng như các bước thực hiện nó.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt bê tông

Thực hiện tháo dỡ,  dọn dẹp toàn bộ các chướng ngại vật che chắn hoặc ảnh hưởng trong quá trình thi công bao gồm cả khu vực bao quanh cổ ống. Các bạn cần định vị trước các đường ống hoặc hộp kỹ thuật  trước khi chống thấm ống thoát sàn.

Bước 2: Trám vữa cho bề mặt bê tông

Sau khi đã xác định được vị trí lắp đặt của cổ ống hoặc hộp kỹ thuật, các bạn thực hiện trám vữa/bê tông với độ dày tối thiểu cần đạt yêu cầu = ½ bề dày bê tông. Đặc biệt , tại vị trí có các hộp kỹ thuật thì khu vực tường bao cần xây trát cao khoảng 30 – 50 cm để đảm bảo hiệu quả gia cố chống thấm.

Bước 3: Chuẩn bị bề mặt chống thấm

Sử dụng các loại khoan kỹ thuật hoặc đục chuyên dụng để xử lý chỗ bê tông thừa. Các bạn cần đục bao quanh cổ ống xuyên sàn và hộp kỹ thuật đồng thời vệ sinh sạch sẽ những vụn bê tông, bụi bẩn có trên bề mặt

Bước 4: Thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn đối với cổ ống thoát nước đã được định vị từ trước, các bạn cần đục quanh cổ ống rộng từ 5 đến 10 mm tính từ mép cổ ống, sâu 5mm

Quấn băng trương nở hoặc keo trám khe  BS 8620S  bao quanh cổ ống. Trám keo Bs 8620 hoặc cao su trương nở quanh cổ ống.

Bước 5: Trám vữa xi măng hoặc vữa không co  Grout 701 trám phẳng xung quanh cổ ống

Một số lưu ý :

+ Mặt sàn sạch sẽ hay không có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chống thấm ống thoát sàn.

+ Các loại vật liệu chống thấm có rất nhiều loại vì vậy việc lựa chọn các loại vật liệu phù hợp với công trình trong pha trộn vật liệu chống thấm cổ ống rất quan trọng.

+ Thực hiện bảo dưỡng khu vực đổ vữa đổ bù không co ngót để tránh bề mặt chống thấm rạn nứt do khô nhanh quá.

Trên đây là 3 quy trình chống thấm nhà vệ sinh giúp ngăn chặn các tác nhân gây ra ẩm ướt, thẩm thấu lên bề mặt tường, sàn nhà vệ sinh bằng các sản phẩm chống thấm hiệu quả. Để đặt mua vật liệu chống thấm nhà vệ sinh, quý khách  vui lòng liên hệ để đặt hàng tự làm tại nhà hoặc gọi điện cho Chongthamvietthai theo hotline 0904 093 533 để được tư vấn thiết kế và thi công cụ thể!

Chúng tôi cam kết luôn chú trọng chất lượng và đảm bảo mức giá ưu đãi nhất trên thị trường cho quý khách hàng.

Liên hệ với chúng tôi ngay theo thông tin

Văn phòng Hà Nội:

P 206A – Toà Thông Tấn – Xuân Phương – Nam Từ Liêm

Mobile: 0904 093 533

Hotline: 0936 983 798 / Mr. Trường Giang

Email: vietthai@chongtham.vn