Với một đất nước có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như ở Việt Nam, việc tường cũ bị thấm là điều không còn xa lạ. Nó gây ra nhiều hệ lụy như xuất hiện rong rêu, nấm mốc, là nơi cư trú của vi khuẩn có hại, thậm chí còn khiến công trình nhanh xuống cấp, gây chập cháy điện. Để bảo vệ và trang hoàng lại ngôi nhà của mình cho mới mẻ, xem ngay các cách chống thấm tường cũ mà bài viết chia sẻ dưới đây.
Nguyên nhân thấm dột tường nhà
Trước khi đi vào các cách chống thấm tường cũ, cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây thấm dột các bức tường.
Sau nhiều năm sinh sống, những bức tường trong nhà thường gặp hiện tượng bề mặt nấm mốc, hoa phấn, ố vàng, sơn phồng rộp, bong tróc. Trần, tường nhà bị ngấm nước loang lổ khắp nơi. Chân tường bị mốc, rong rêu trở nên xấu xí. Bên cạnh đó còn khiến các vật dụng như giường, tủ, kệ đồ điện kê sát tường dễ bị hư hỏng.
Tường sau thời gian sử dụng sẽ có nguy cơ thấm dột rất cao
Tường cũ với những đám rêu mối, lồi lõm, đặc biệt là chỗ khuất tối tăm là nơi yếu khí, tạo điều kiện cho vi khuẩn, thậm chí là virus hay cả ký sinh trùng như ruồi, muỗi, gián trú ngụ. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con bạn và cả gia đình bạn!
Những vấn đề này đều do tường nhà cũ bị thấm dột, các nguyên nhân gây tình trạng thấm dột này phải kể đến là:
- Các vật liệu xây dựng đều có đặc điểm chung là có khoảng cách giữa các hạt với đường kính từ 20-40 micromet. Khi bề mặt tiếp xúc với nước, nước sẽ ngấm qua khe hở và thẩm thấu vào những khoảng cách này gây ra hiện tượng thấm nước
- Thấm dột tường do vị trí đặt các ống thoát nước, khu vực tiếp giáp tường nhà, rãnh thoát nước… gây nứt bề mặt. Nước, hơi ẩm sẽ ngấm vào trong, chảy theo đường nứt, lâu ngày gây mục vữa lớp sơn tạo thành những vết loang lổ
- Bề mặt tường ngoài xuất hiện vết nứt thì khả năng bị thấm càng cao. Những vết nứt này tạo điều kiện cho nước mưa chảy vào, thấm vào tường và lan rộng ra khu vực xung quanh
- Sử dụng vật liệu kém chất lượng, chủ nhà, chủ thầu bỏ qua giai đoạn chống thấm để cắt bớt kinh phí
- Trong nhà xuất hiện vết rạn nứt cổ trần, nguy cơ tường bị thấm rất cao và thấm ở diện rộng.
Cách chống thấm tường cũ triệt để
Có 3 cách chống thấm tường cũ là chống thấm tường ngoài, tường trong nhà và chân tường. Tùy vào nguyên nhân gây thấm để chọn giải pháp xử lý phù hợp. Do đó, trước khi thực hiện xử lý chống thấm tường nhà cũ, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây thấm dột.
Cách chống thấm tường cũ ngoài trời
Với những bức tường nhà cũ, do đã sử dụng nhiều năm nên có rất nhiều điểm cần xử lý nấm mốc, trát vá lại tường… Khi đó, phải treo mình trên không trung để làm. Công việc trước tiên cần làm là tái tạo lại lớp bề mặt sạch sẽ và bằng phẳng, sau đó mới tạo được lớp chống thấm chính cho tường.
Quy trình các bước như sau:
Bước 1: Vệ sinh, tái tạo tường ngoài
Tường ngoài là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết nên không tránh khỏi việc bong tróc sơn, có một vài vết nứt hay lõm do nở vật liệu. Ngoài ra cũng có thể do tác động ngoại cảnh gây ra sứt mẻ tường.
Khâu chuẩn bị bề mặt tốt sẽ cho hiệu quả thi công cao
Cách chống thấm tường cũ này thợ thi công phải tái tạo lại bề mặt:
- Loại bỏ hoàn toàn lớp sơn, ve cũ bị bong, các mảng vữa liên kết yếu. Sử dụng chổi sắt, bay cạo hoặc máy đánh bề mặt có ráp sắt để quét sạch lớp này đi
- Trám vá lại các điểm tường bị nứt rãnh bằng vật liệu Neorep hoặc Neorep Rapid
- Trát lại điểm bung nở nhiều, tạo mặt phẳng tốt nhất cho việc thi công và cũng là tái tạo lại nét thẩm mỹ cho tường nhà, tránh bị đọng nước về sau.
Bước 2: Sơn lớp lót chống thấm
- Nên phủ một lớp lót để tăng khả năng liên kết giữa lớp tường cũ với vật liệu chống thấm. Sơn lót là lớp đầu tiên trên bề mặt tường giúp lớp sơn phủ sau đó có độ bền, mịn và đều màu
- Dùng sơn lót còn giúp ngăn việc sơn chống thấm bị hút vào lớp bột trét từ đó tăng cường sự kết dính, giúp lớp sơn phủ bền hơn mà không tốn kém chi phí
- Sau khi sơn lót, đợi lớp sơn khô rồi mới thi công lớp chống thấm.
Bước 3: Thi công lớp chống thấm tường ngoài
Có nhiều phương pháp để thi công, tương ứng với nhiều vật liệu, bạn có thể chọn:
- Chống thấm bằng vật liệu gốc Polyurethane: loại vật liệu này có cường độ cơ học cao, kháng UV tốt nên hoàn toàn an tâm khi sử dụng ngoài trời
- Dùng vật liệu chống thấm gốc Acrylic để tạo lớp ngăn nước hữu hiệu cho tường ngoài trời. Một số dòng vật liệu gốc Acrylic còn có khả năng chống nóng, giúp giảm nhiệt bên trong nhà trong mùa hè.
Cách chống thấm tường cũ trong nhà
Tường trong nhà dù không tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nhưng vẫn có khả năng thấm dột nếu bạn không xử lý chống thấm đầy đủ. Cách chống thấm tường cũ bên trong như sau:
Bước 1: Xử lý tường nhà cũ
- Cạo sạch lớp sơn bị bong tróc, vệ sinh sạch những chỗ bị thấm, thường sẽ có lớp rong rêu bao phủ
Cạo sạch lớp sơn bị bong tróc trước khi chống thấm
- Tìm những kẽ hở, vết nứt lớn do vật liệu xây dựng lâu ngày bị co giãn, trám vá lại các vị trí này bằng vật liệu chuyên dụng
- Dùng hồ vữa trát những vết hở tường, điểm tường bung nở nhiều,… để tạo mặt phẳng tốt nhất cho thi công chống thấm và cũng để tái tạo lại thẩm mỹ cho bức tường.
Bước 2: Quét lớp chống thấm
- Quét vật liệu chống thấm gốc xi măng lên bề mặt tường cũ
- Lưu ý, với loại vật liệu gốc này, bạn cần làm ẩm bề mặt trước khi quét chống thấm để hiệu quả bám dính được tốt nhất
- Cuối cùng là sơn phủ bề mặt để tạo thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Chống thấm chân tường
Ngôi nhà sau thời gian dài sử dụng sẽ bị xuống cấp, do đó việc thấm chân tường là điều không thể tránh khỏi. Cách chống thấm tường cũ này người ta thường dùng Silimper Inject.
- Vật liệu chống ẩm này giúp bảo vệ, chống lại sự gia tăng độ ẩm hiện tại và ngăn chặn chúng trong tương lai.
- Nó được tiêm vào các lỗ khoan tường và lan rộng theo chiều sâu, các khu vực xung quanh lỗ khoan tạo thành lớp chống thấm liền mặt.
- Cách thi công đơn giản, không nhỏ giọt và ố màu, có thể sử dụng ngay mà không cần khâu chuẩn bị.
Lưu ý khi chống thấm tường nhà cũ
Việc áp dụng các cách chống thấm tường cũ vừa để ngăn ngừa thấm dột vừa đại trùng tu vẻ đẹp cho ngôi nhà. Ngoài chống thấm tường ngoài, tường trong nhà và chân tường như hướng dẫn ở trên, để có hiệu quả tốt nhất bạn cũng cần chú ý đến những vấn đề khác như:
- Chống thấm trần nhà
- Chống thấm tường nhà liền kề (nếu ngôi nhà của bạn tiếp giáp với nhà khác).
Ngoài ra, để chống thấm tường nhà cũ đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc chọn đúng phương pháp thi công, vật liệu chống thấm phù hợp, đội ngũ thi công là yếu tố không thể thiếu.
Siêu thị chống thấm là đơn vị có gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực chống thấm tại thị trường Việt Nam. Chuyên cung cấp vật liệu chống thấm, dịch vụ chống thấm trọn gói từ công trình xây dựng dân dụng đến công nghiệp. Đơn vị đã thực hiện chống thấm cho hàng trăm công trình trên khắp mọi miền tổ quốc.
Trên đây là các cách chống thấm tường cũ đơn giản mà hiệu quả, cho độ bền lâu dài. Nếu công trình của bạn đang gặp vấn đề về thấm dột, hãy liên hệ với chúng tôi theo theo Hotline 0904 093 533 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất về giải pháp chống thấm, vật liệu chống thấm và báo giá thi công trọn gói.