Thi công chống thấm, Thi công chống thấm nhà vệ sinh

7 bước cần lưu ý khi sử dụng vật liệu chống thấm nhà vệ sinh

xử lý chống thấm cổ ống nhà vệ sinh

Khi sử dụng vật liệu chống thấm nhà vệ sinh hay bất cứ vật liệu chống thấm cho hạng mục nào khác, các bạn đều cần lưu ý 7 bước hỗ trợ để việc chống thấm tốt hơn.

Thông thường đối với các loại vật liệu chống thấm để có thể phát huy hiệu quả tối đa, gia chủ thường cho sơn quét làm nhiều lớp khác nhau. Mặc dù điều này là hợp lý nhưng nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt thể trạng trong và ngoài của bề mặt chống thấm thì sẽ giảm đi tính hiệu quả của nó về lâu về dài. Do vậy, các bước cần lưu ý trong khi sử dụng vật liệu chống thấm nhà vệ sinh là gì, tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây.

 
chống thấm nhà vệ sinh

Chống thấm nhà vệ sinh

Bước 1: Chống thấm theo cấu trúc của công trình và giải pháp thiết kế thi công

Kiểm tra bề mặt và các lỗ hổng là điều cần thiết bởi đôi khi trong quá trình trát vôi, vữa, người thợ sẽ không lường trước được những kẽ hở sẽ có hoặc một công trình xuống cấp sẽ để lại nhiều lỗ hổng, khe nứt thậm chí là bong tróc tường trong quá trình sử dụng.

Vì vậy, việc kiểm tra bức tường, mặt sàn,… ngay từ ban đầu hoặc cấu trúc công trình sẽ giúp gia chủ cũng như thợ chống thấm đánh giá được mức độ ổn định của bề mặt, mức độ xuống cấp của công trình cũng như những mức độ phức tạp của công trình để từ đó có những biện pháp phù hợp với thể trạng của bề mặt cần chống thấm đó.

Theo như cấu trúc của nhiều nhà vệ sinh phổ biến sẽ cần đặc biệt chú ý thi công bề mặt sàn vệ sinh là chủ yếu bởi mức độ phức tạp và tính chất quan trọng của nó. Một vài công trình yêu cầu chống thấm sàn vệ sinh bao gồm các hộp kỹ thuật bao quanh đường ống,  và chống thấm cổ ống thoát nước tránh hiện tượng rò rỉ, ẩm mốc.

Xem ngay: Quy trình chống thấm nhà vệ sinh được nhiều khách hàng lựa chọn

Bước 2: Làm sạch các loại cổ ống và bề mặt sàn, tường

Vấn đề cổ ống hay bị rò rỉ hoặc lớp sàn, tường dễ bị bong tróc trở lại kể cả khi đã chống thấm là do bề mặt của chúng đã không được làm sạch một cách hoàn chỉnh. Một vài nguyên nhân gây kém hiệu quả như không loại bỏ các lớp vữa thừa, không quét sạch bụi bẩn, không tẩy sạch các lớp dầu loang, mỡ, hoặc các loại tạp chất, hóa chất khác.

xử lý cổ ống nhà vệ sinh

Công đoạn quan trọng đầu tiên để hiệu quả chống thấm tốt nhất đó là xử lý nhà vệ sinh sạch sẽ

Mặc dù sơn chống thấm có thể ngăn chặn thấm dột, ẩm ướt khá tốt thế nhưng nó cũng giống bất kỳ loại sơn nào khác là cần một bề mặt sạch để bám dính tốt hơn, đặc biệt là bề mặt sàn nhà vệ sinh khi phải tiếp xúc với nước thường xuyên mỗi ngày. Do vậy, đây là một bước không thể thiếu trong quy trình chống thấm.

Bước 3: Chú ý sử dụng lớp sơn lót

Việc định lượng cho lớp sơn lót cũng là một trong những lưu ý quan trọng của quá trình chống thấm. Trung bình, các bạn chỉ cần tiến hành phủ lót chống thấm 1 lần lên bề mặt rồi đợi khô hoàn toàn thì mới thi công các lớp chống thấm lên trên. Trong những trường hợp đặc biệt khác mà kỹ thuật viên mới tư vấn thêm là nên có cần phủ thêm lót nữa hay không.

Tuy nhiên, ở nhiều tình huống khác nhau thì các bạn cũng nên hết sức lưu ý định mức cần được sử dụng thì mới đảm bảo được độ phủ cũng như độ dày của lớp lót. Điều này cũng là một trong các nhân tố quyết định tính hiệu quả thi công công trình.

Bước 4:Lựa chọn sơn chống thấm phù hợp

Chọn vật liệu chống thấm nhà vệ sinh là một trong những điều cơ bản nhất mà bất cứ đơn vị chống thấm chuyên nghiệp nào cũng sẽ nghĩ đến. Có thể nhận định rằng, tại mỗi một vị trí khác nhau, một bộ phận khác nhau trong công trình sẽ có những đặc tính khác nhau từ: kết cấu vật liệu, khả năng tác động của nguồn nước, địa chất và điều kiện thời tiết thường xuyên.

Do đó, không nên để những sai sót trong khâu lựa chọn vật liệu chống thấm làm cản trở đến hiệu quả và tuổi thọ của công trình sau này.Các bạn nên sử dụng vật liệu chống thấm nhà vệ sinh phổ biến như: Revinex Flex U360, Reviex Flex FP, Neoproof PU 360. Theo đó các loại vật liệu có gốc xi măng và gốc nước này mang tính đàn hồi cao, có thể chịu được nhiệt độ tốt không những giúp giảm bớt nhiệt lên tòa nhà mà còn hạn chế hiện tượng nứt, bong tróc trần, tường nhà và ngăn ẩm hiệu quả.

chống thấm gốc xi măng revinex fp

Vật liệu chống thấm gốc xi măng revinex fp

Xem ngay: chống thấm gốc xi măng Revinex FP

chống thấm gốc xi măng revinex U 360

Vật liệu chống thấm gốc xi măng revinex U 360

Xem ngay: chống thấm gốc xi măng Revinex  Flex U 360

sơn chống thâm sàn vệ sinh neoproof pu 360

sơn chống thâm sàn vệ sinh neoproof pu 360

Xem ngay:  vật liệu chống thấm gốc xi măng Neoproof Pu 360

Bước 5: Chú ý các thông số kỹ thuật về tỷ lệ pha trộn vật liệu chống thấm

 

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm thuộc nhiều dạng khác nhau rất phù hợp để thực hiện chống thấm cho các hạng mục của công trình. Có một vài loại vật liệu ở dạng nước, loại khác lại ở dạng rắn có thể pha loãng và có những loại có thể sử dụng trực tiếp được. Nhìn chung thì khả năng chống ẩm của các sản phẩm chống thấm khá là phong phú.

Sau khi đã xem xét về thông số kỹ thuật của từng loại. Sau đó, gia chủ mới cần đưa ra quyết định pha loãng chính xác tỉ lệ. Đối với các loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh nêu trên: ta có lưu ý về định mức của sản phẩm Revinex Flex U360 và Revinex Flex FP là 2.5 – 3kg/m2 với tỷ lệ pha trộn thành phần A, B tương ứng định mức thi công. Đối với sản phẩm Neoproof PU 360  định mức 0.6 – 0.8kg/m2 cần pha trộn với nước theo tỷ lệ 5% cho lớp 1, lớp 2 không

Bước 6: Chuẩn bị vật liệu chống thấm đủ dùng trong từng giai đoạn

Bất kỳ loại vật liệu nào, đặc biệt là loại dạng nước hoặc bột rắn pha nước đều cần điều kiện lý tưởng để bảo đảm tính chất vật lý và tiêu chuẩn kỹ thuật. Thông thường, nếu thi công chống thấm thành nhiều lớp, các bạn cần có thời gian chờ khô rồi mới thi công tiếp các lớp tiếp theo.

Tuy nhiên, nếu chuẩn bị thừa vật liệu mà để tiếp xúc ngoài không khí lâu khi không thi công thì vật liệu chống thấm sẽ có thể biến chất và giảm đi tính hiệu quả. Chính vì vậy, chúng ta chỉ nên chuẩn bị vật liệu đủ dùng trong từng giai đoạn và đảm bảo để quá trình lựa chọn vật liệu chống thấm nhà vệ sinh và công tác thi công được diễn ra đúng tiến độ, nhanh chóng cũng như không để vật liệu pha sẵn phải chờ quá lâu.

Bước 7: Kỹ năng thợ phụ trách thi công chống thấm công trình

Cuối cùng, đóng vai trò quyết định không thể bỏ qua đó là kỹ năng của thợ công trình. Một số giai đoạn đặc biệt khi xử lý các giải pháp thi công loại vật liệu đặc thù đòi hỏi kỹ thuật cao trong chống thấm sàn nhà vệ sinh, trần nhà, sàn mái, khe tiếp giáp giữa 2 nhà, tầng hầm, bể bơi… đều cần đến kỹ năng xử lý chuyên nghiệp và khả năng thạo nghề của người thợ.

thi công chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

Nhân viên Việt Thái đang thi công lớp chống thấm thứ 2 lên trên lớp lưới gia cường

Trên đây chính là 7 bước cần lưu ý khi lựa chọn vật liệu chống thấm nhà vệ sinh nhằm giúp quy trình chống thấm đạt được hiệu quả tốt nhất. Để đặt mua sản phẩm, quý khách có thể nháy chuột vào link trong bài viết tự đặt hàng và làm tại nhà hoặc gọi điện cho Chongthamvietthai để được tư vấn thiết kế và thi công cụ thể nhé!

Chúng tôi cam kết luôn chú trọng chất lượng và đảm bảo mức giá ưu đãi nhất trên thị trường cho quý khách hàng.

Liên hệ với chúng tôi ngay theo thông tin

Văn phòng Hà Nội:

P 206A – Toà Thông Tấn – Xuân Phương – Nam Từ Liêm

Mobile: +84-243 7878 487

Hotline: 0936 983 798 / Mr. Trường Giang

Email: vietthai@chongtham.vn

Văn phòng TP Hồ Chí Minh

130/34 Huỳnh Văn Nghệ – P.15 – Q.Tân Bình

Hotline: 091 688 8055 / Mr. Nguyễn Hữu Cầu

Mobile: +84-28 5427 3371 – Fax: +84-28 5427 3370

Email: sales@chongtham.vn